Giỏ hàng

0 sản phẩm

Giỏ hàng của bạn đang trống!

Quy trình chế tác trang sức thủ công đầy đủ nhất tại Helios – Helios Jewels

Quy trình chế tác trang sức thủ công đầy đủ nhất tại Helios

Xem nhanh

Cùng Helios tìm hiểu khái quát nhất 7 quá trình chế tác trang sức tại xưởng nhờ vào những người thợ kim hoàn khéo léo, kiên nhẫn và vô cùng tỉ mỉ.

Quá trình chế tác thủ công trang sức

Giai đoạn tạo mẫu 3D

Đây là công việc của phòng thiết kế tạo mẫu phụ kiện trang sức. Đầu tiên, những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới sẽ được hình thành. Các thiết kế viên có thể tham khảo những sản phẩm có sẵn, các nguồn tài liệu từ những tạp chí hay tài liệu mạng để tạo cảm hứng cho mình.

Sau khi đã có một hướng đi rõ ràng, những thiết kế viên thường sẽ phác thảo những mẫu vẽ bằng 2D trước (có thể bằng tay – bút chì, bút bi hay các phầm mềm có chức năng tương tự như Alias …) sau đó vẽ lại bằng 3D. Cũng có những người vẽ trực tiếp các mẫu thiết kế lên 3D bằng những chương trình chuyên dụng như Modela Player 4, 3Ds Max, Rhinoceros, Artcam Jewelsmith … Các mẫu này sau đó được đưa vào những chương trình render như Vray, Hypershot … và thực hiện các thao tác cẩn hột, gắn hột ngay trên mô hình 3D ấy. Khi kết thúc quá trình thiết kế, ta sẽ có một mẫu trang sức y như thật theo dạng 3D, với đúng tỉ lệ và kích thước mà nó sẽ hình thành.

Đoạn tiếp theo, mẫu trang sức này sẽ được xuất ra cho máy chạy khắc thành những mô hình bằng sáp cứng. Sáp cứng có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm. Tính chất của chúng khá đặc biệt: cho phép liên kết các phần sáp với nhau, có thể gọt tạo hình bằng dao, chạm khắc và đánh bóng.

Sau khi một khối sáp cứng nguyên vẹn (thường là có hình hộp chữ nhật, sẽ được cắt gọt trước khi đưa vào máy tùy theo hình dáng sản phẩm sắp được chạy ra) được đưa vào máy, chúng sẽ được máy khắc ra thành những hình dạng đẹp đẽ tùy thuộc vào bản vẽ 3D mà chúng dựa trên. Đây là mô hình ba chiều thực sự đầu tiên, giúp người thiết kế được nhìn thấy bản vẽ của họ “hiện thực hóa”. Khi đó, họ sẽ nghiên cứu một cách thận trọng hơn cách nhận hột, kiểu dáng, chi tiết hoa văn… của sản phẩm, và sửa nó trực tiếp trên khối sáp.

Bản vẽ 2D

Tạo hoa văn và những chi tiết điêu khắc trên trang sức 

Cách thứ nhất là thực hiện hoàn toàn bằng tay, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và một sự khéo léo, tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết nhỏ. Các dụng cụ cần thiết ở khâu này là dao mổ nhiều kích cỡ, lưỡi cưa sáp nhỏ, mũi kim, giũa, khoan nhỏ, nhíp, cọ quét, máy tiện cỡ nhỏ.

Cách thứ hai, người thiết kế sẽ hoàn thành mẫu vẽ 3D trên máy tính, sao đó xuất sang cho máy tạo mẫu chạy tự động. Mày sẽ đưa ra một mẫu sáp hoàn chỉnh đúng chính xác hình dạng và kích thước đã có trên bản 3D.

Giai đoạn ép mô cao su/mô silicon

Có những mẫu trang sức thuộc loại “độc bản”, chỉ được thiết kế một lần theo yêu cầu của khách. Nhưng phần lớn, các trang sức được chế tác số lượng lớn, chế tác hàng loạt. Khi đó, cái ta cần chính là thật nhiều khuôn để đúc ra nhiều mẫu sáp, sau đó đem đúc cả cây với số lượng thỏa mãn yêu cầu. Khuôn trong trường hợp này thường được gọi là mô. Việc ép khuôn được gọi là ép mô.

Giai đoạn cắm cây thông, bơm sáp

+ Bơm sáp:

Thiết bị được sử dụng chính là máy bơm (phun) sáp Vacuum Wac Injector. Ngoài ra, người ta còn sử dụng bột phấn để đập vào các ổ hột của mô hay dùng keo xịt silicon để xịt vào cái mô đã sử dụng lâu ngày và bị bịt lại.

+ Cắm cây thông

Phương pháp cắm cây thông có thể sử dụng cho nhiều loại trang sức: có thể cắm cả nhẫn, vòng, bông tai, mặt dây chuyền.

Giai đoạn đúc trang sức

  • Nung chảy sáp và nung khuôn thạch cao 
  • Đúc kim loại

Cách tạo hoa văn và những chi tiết điêu khắc trên trang sức

    Giai đoạn làm nguội, nhận hột / đá

    Giai đoạn làm nguội:

    Nhiệm vụ của giai đoạn này thuộc về những người thợ bạc, họ phải dùng bàn tay khéo léo và kĩ thuật tỉ mỉ của mình để hoàn chỉnh hình dáng cũng như chăm chút từng chi tiết (nếu có) cho trang sức.

    Giai đoạn nhận hột:

    Đối với những trang sức có nhiều chi tiết phức tạp, nhiều ngóc ngách hoặc đính nhiều hột đá, khằn sẽ bám nhiều, do đó, thời gian rung có thể dài hơn, lên đến 10 phút. Những trang sức khác đơn giản hơn có thể chỉ từ 3 đến 5 phút. Giai đoạn này được gọi nôm na là “rung bằng xăng cho sạch”.

    Sau khi rung xong, thợ phải quay lại quá trình làm nguội một lần nữa, do trong lúc nhận hột, trang sức lại bị trầy xước. Có điều những trầy xước lần nãy sẽ tinh hơn và ít hơn lần còn là mẫu thô trước đó. 

    Giai đoạn làm nguội, nhận hột / đá

    Giai đoạn đánh bóng, xi, mạ, trang sức

    Đặc điểm:

    • Lớp mạ có độ bám cao, độ cứng tuỳ thuộc vào việc chọn vật liệu mạ.
    • Kim loại gốc (vật cần mạ) không bị nung nóng do đó tính chất cơ học và hình dạng không bị thay đổi.
    • Khuyết điểm của phương pháp mạ điện là khi lớp mạ dày thì thời gian mạ phải dài ra. Hơn nữa khi lớp mạ dày thì tính chất của nó cũng kém đi.

    Giai đoạn phun cát, móc máy

    Đây là bước gia công cuối cùng, với mục đích nhằm chạm khắc thêm những đường nét trang trí sắc sảo hoặc sắc vừa, mờ hoặc bóng … theo mong muốn cho bề mặt của trang sức.

    Thành phẩm quá trình chế tác

    Trong thuật ngữ chuyên môn, người trong giới kim hoàn phân biệt các sản phẩm này thanh hay loại: đồ trơn, tức đồ không chạm khắc và độ chạm, tức đồ có chạm trổ, chạm khắc.

    Chạm, khắc, móc máy

    Giai đoạn này dùng những dụng cụ thiết bị như sau: Máy móc đứng – tức định vị vật trang sức vào đồ gá và gá trên máy, quay bằng máy và điều khiển bằng tay; hoặc máy móc tay – người thợ kim hoàn sẽ giữ trang sức cần móc bằng tay và đưa vào mũi cắt. 

    Ảnh thành phẩm

    Phun cát

    Trước tiên, người thợ sẽ xem xét kĩ lưỡng các chi tiết trên món trang sức và xác định phần cần phun cát theo yêu cầu của mẫu thiết kế hoặc của khách hàng. Bước tiếp theo là phải cắt những miếng decal có kích thước đủ để che đậy toàn bộ vật đó, dán phủ lên trang sức. Dùng dao mổ mũi nhỏ vạch thật nhẹ và thật cẩn thật những vùng chi tiết cần phun cát lên. 

    Thành phần Helios

    Khi được hỏi, thời gian tổng quát để đưa một sản phẩm từ chỗ “chưa có gì”, tức vừa từ bản vẽ ra, đến chỗ hoàn thiện chỉn chu thường mất bao nhiêu lâu, câu trả lời của những thợ lành nghề là khoảng ba ngày. Trong đó, không có công đoạn nào có thể nói là lâu nhất hay mau nhất. Ở mỗi công đoạn đều cần phải có sự chăm chút, tỉ mẩn để đạt được kết quả tốt nhất của giai đoạn đó. Và ở công đoạn nào cũng phải có một thời gian chờ nhất định. Đó là chưa kể những sơ suất có thể xảy ra khi cho các thao tác phải được lặp lại, sửa chữa cho hoàn hảo.

    HELIOS JEWELS
    ×
    .